Ông đồ
Ông đồ

Ông đồ

Trong nền khoa cử Nho học, những người học sinh (anh khóa) đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) - tên dân gian gọi là ông Đồ. Lúc đó, những sinh đồ tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp, nhưng chưa đủ cao để được nhà nước quân chủ và phong kiến bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hộithi Đình, xem thêm tại bài Khoa bảng Việt Nam), hay là tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học (còn gọi là "thầy đồ"), viết thuê,... Trong thời chuyển đổi sang tân học, học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa, những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên.Ngày nay, chữ "ông đồ" cũng được dùng để gọi những người có liên quan hay là có tiếp xúc với chữ Hán, với nền văn hóa Nho giáo, chẳng hạn những người viết chữ thư pháp hàng năm [1][2] vào dịp Tết hay là những người nghiên cứu Hán-Nôm. Là nét đẹp văn hoá sự tôn vinh giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta.